Cơ sở để ngành thép được dự báo tăng trưởng mạnh nhất năm 2025

13/12/2024 - 15:29      25 lượt xem
Nội dung chính[ẩn][hiện]

   Một số đơn vị phân tích thị trường nhận định, thép sẽ là ngành tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2025. Trong đó, ngành thép hưởng lợi từ sự hồi phục của bất động sản và đầu tư công.

   Một số đơn vị phân tích thị trường nhận định, thép sẽ là ngành tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2025. Trong đó, ngành thép hưởng lợi từ sự hồi phục của bất động sản và đầu tư công.

   Theo VPBankS, sau khi hồi phục mạnh vào cuối tháng 9/2024, giá thép xây dựng Việt Nam chỉ còn giảm khoảng 1% trong khi giá HRC giảm 14%, so với thời điểm đầu năm. Giá thép xây dựng Trung Quốc hiện cũng chỉ còn giảm khoảng 7% tính từ đầu năm. Mặt khác, giá nguyên liệu than coke, quặng sắt thậm chí đã điều chỉnh giảm mạnh hơn. Tính từ đầu năm 2024 tới cuối tháng 10, giá quặng sắt hiện đã giảm 28% trong khi giá than coke đã giảm 37,6%. Nguyên nhân chủ yếu đến từ nhu cầu tiêu thụ thép tại Trung Quốc vẫn đang ở mức yếu.

   Vào ngày 24/10/2024, Bộ Công Thương đã có kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép phủ màu và tôn màu của Trung Quốc và Hàn Quốc tại Việt Nam (mã vụ việc ER01.AD04). Theo đó, Bộ Công Thương đã gia hạn thêm 5 năm việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng này (từ 24/10/2024 đến 23/10/2029). Tôn mạ màu nhập từ Trung Quốc bị áp thuế 2,53-34,27%, còn Hàn Quốc 4,95-19,25%. VPBankS cho rằng đây là yếu tố hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp tôn mạ niêm yết, giảm bớt áp lực cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu tại thị trường nội địa.

   Trong báo cáo chiến lược năm 2025 phát hành ngày 19/12/2024, Chứng khoán MB (MBS) kỳ vọng năm 2025 sự gia tăng nguồn cung nhà ở và đầu tư công sẽ là yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng sản lượng thép; khi các vướng mắc pháp lý trên thị trường bất động sản được tháo gỡ bởi các luật mới liên quan và một số dự án sẽ được đẩy nhanh tiến độ xây dựng như cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành...

   MBS kỳ vọng việc thuế chống bán phá giá với sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) và thép HDG có thể được áp dụng vào năm 2025, giúp thị phần của các nhà sản xuất trong nước có thể cải thiện.

   Đơn vị phân tích dự báo thị phần của HPG trong phân khúc HRC có thể đạt 25% nhờ thuế chống bán phá giá áp dụng đối với thép Trung Quốc và Ấn Độ. Về HDG, các công ty chủ chốt như HSG và NKG có thể chiếm gần 40% sản lượng bán ra.

   Về cổ phiếu, MBS đánh giá triển vọng với ba mã đầu ngành là HPG, HSG và NKG vì cho rằng hiện 3 cổ phiếu này đang được định giá thấp hơn so với mức trung bình của các chu kỳ trước. MBS dự phóng năm 2025, lợi nhuận ròng của HPG có thể đạt 17.995 tỷ đồng (tăng 39% so với cùng kỳ); HSG đạt 869 tỷ đồng (tăng 70% so với cùng kỳ); NKG đạt 656 tỷ đồng (tăng 18% so với cùng kỳ).

   Điểm tựa từ thị trường nội địa

   Tại báo cáo "Triển vọng ngành thép năm 2025: Động lực tăng trưởng chính đến từ kênh nội địa" phát hành ngày 31/12/2024, các chuyên gia SSI Research đánh giá thị trường nội địa sẽ trở thành động lực tăng trưởng chủ đạo cho ngành thép Việt Nam, với kỳ vọng tăng trưởng 10%.

   Hai yếu tố then chốt hỗ trợ cho dự báo này là sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường bất động sản - được minh chứng qua số lượng căn hộ mở bán mới tăng gấp đôi năm 2023, cùng việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công trong năm cuối nhiệm kỳ 2021-2025.

   Đặc biệt, loạt dự án hạ tầng trọng điểm như cao tốc Bắc-Nam, các tuyến Đông-Tây, và các dự án cảng biển lớn như Cần Giờ (TPHCM) và Nam Đồ Sơn (Hải Phòng) sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy nhu cầu thép.

   SSI Research đánh giá, áp lực cạnh tranh với hàng nhập khẩu cũng được kỳ vọng giảm bớt khi Bộ Công Thương đã khởi động các cuộc điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá đối với thép mạ kẽm nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc (tháng 6), cũng như HRC nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ (tháng 7).

   Nguồn: Cafef.vn

13/12/2024 32
Để giữ thị phần và niềm tin của khách hàng, doanh nghiệp cần có những quyết sách linh hoạt, phù hợp.
Xem chi tiết
13/12/2024 23
Theo hiệp hội thép Việt Nam, Hội nghị Asia Steel Markets 2025 tổ chức bởi Kallanish vào ngày 9-10 tháng 4 tại Thành phố Hồ Chí Minh để khám phá các động lực chính thúc đẩy nhu cầu thép
Xem chi tiết
13/12/2024 11
Liên minh châu Âu (EU) sẽ tăng cường các biện pháp bảo vệ ngành công nghiệp thép của mình. Động thái này diễn ra trong bối cảnh EU tìm cách bảo vệ một ngành công nghiệp then chốt đối với quốc phòng trước các loại thuế quan, hàng nhập khẩu giá rẻ và chi phí năng lượng cao.”
ADVERTISEMENT
Xem chi tiết
13/12/2024 15
Chính sách thuế mới của Mỹ được xem là cơ hội đối với các sản phẩm thép Việt Nam.
Xem chi tiết
06/12/2024 10
Ngành thép Việt Nam khẳng định vị thế khi vào top 12 thế giới về sản xuất thép thô. Đây là thành tích vượt bậc đối với thép Việt Nam trên bản đồ ngành công nghiệp thép thế giới.
Xem chi tiết